Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Ai là người chỉ đạo sách nhiễu Pháp Luân Công trước Đại hội 19?

Trước Đại hội 19, Bộ Công an đã ban hành một chỉ thị, trong đó yêu cầu tiến hành “hành động gõ cửa” nhằm bức hại những người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục. Có thông tin nói rằng, chiến dịch bức hại mới này đã sớm bắt đầu từ đầu năm, phía cảnh sát đã theo danh sách những người tập Pháp Luân Công có sẵn từ năm 1999, tiến hành đến “gõ cửa từng nhà” nhằm thu thập thông tin cá nhân, chụp ảnh, theo dõi và ghi âm…
Trước khi Đại hội 19 bắt đầu, Bộ Công an đã ban hành một chỉ thị tại Trung Quốc Đại Lục, toàn diện chấp hành “hành động gõ cửa” nhằm bức hại những người tập Pháp Luân Công.Có thể tìm hiểu thêm Pháp Luân Công tại http://chanhkien.org
Theo báo cáo trên trang website của Pháp Luân Công (Minghui.org), từ tháng 2/2017 đến nay, “hành động gõ cửa” đã tiến hành trên khắp 28 tỉnh, thành phố và vùng tự trị tại Đại Lục. Những người tập Pháp Luân Công một lần nữa lại bị sách nhiễu và bức hại trên diện rộng, bao gồm bị bắt giữ, khám nhà bất hợp pháp, bỏ tù, tuyên án và tẩy não. Một số người thậm chí bị bức hại đến chết, và một số buộc phải đào thoát khỏi Trung Quốc.
Từ ngày 20/7/1999, thời điểm cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công đến nay, áp lực suốt 18 năm không hề khiến những người tập Pháp Luân Công khuất phục. Chính điều này khiến những quan chức cấp cao tham gia cuộc bức hại do ông Giang Trạch Dân khởi phát không khỏi lo lắng sẽ bị thanh lý. Năm 2012, khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã không nguyện ý tiếp tục cuộc bức hại của ông Giang Trạch Dân, điều này khiến cho tập đoàn phe Giang đứng ngồi không yên. Nhất là sau khi âm mưu chính biến năm 2012 bị bại lộ, ông Tập Cận Bình dưới danh nghĩa chống tham nhũng đã lần lượt đánh gục hàng loạt “hổ tướng” phe Giang như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Lý Đông Sinh, Tô Vinh… Đây cũng chính là những nhân vật chủ đạo trong chiến dịch bức hại Pháp Luân Công. Cuộc chiến Giang – Tập suốt mấy năm qua vẫn không ngừng căng thẳng quyết liệt, vì thế mà bức hại đối với Pháp Luân Công cũng vẫn còn tiếp diễn tới tận trước Đại hội 19.
Trên thực tế, trong vài năm qua, ông Tập Cận Bình đã đưa ra nguyên tắc “quản lý đất nước theo pháp luật”, bãi bỏ trại cải tạo lao động, yêu cầu Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và Tòa án Nhân dân tối cao tiến hành “có án tất lập”, bắt giữ lượng lớn các nhân viên công an kiểm sát tư pháp từng tham gia bức hại Pháp Luân Công, chấn chỉnh lại lĩnh vực tư pháp. Đây thực chất cũng là đang gián tiếp biểu lộ thái độ đối với cuộc bức hại. Một số người đang dần nhìn rõ hơn tình huống của những nhân viên trong hệ thống an ninh, kiểm sát và tư pháp, đã tự tìm ra con đường cho mình, hoặc là né tránh các vụ án bức hại, trả lại hồ sơ vụ việc không thụ lý, hoặc bí mật giúp đỡ những người tập Pháp Luân Công. Tuy nhiên, tàn dư thế lực của ông Giang Trạch Dân còn sót lại chưa bị thanh lý, vẫn tiếp tục gây rối sách nhiễu, đặc biệt là vào những ngày nhạy cảm hay diễn ra những sự kiện quan trọng.
Ngày 28/6 năm ngoái, hệ thống công an tỉnh Liêu Ninh đã thống nhất hành động trên địa bàn toàn tỉnh, từ Đại Liên, Thẩm Dương, Thiết Lĩnh, Cẩm Châu, Liêu Dương, Bổn Khê, Doanh Khẩu, Hải Thành… đồng thời bức hại những người tập Pháp Luân Công. Ông Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương vừa mới tới thăm Liêu Ninh, Tổ kiểm tra đã đến thị sát 32 văn phòng thuộc Bộ Công an, Văn phòng 610 cũng như làm việc với tân Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp Luật mới nhậm chức.
Ngày 17/7, trang Minghui.org đưa tin, một người tập Pháp Luân Công tại An Sơn sau khi thoát khỏi vụ bắt giữ, đã kể lại, theo lời của một nhân viên cảnh sát thì lần thống nhất “hành động gõ cửa” này là do Bộ Công an trực tiếp chỉ huy. Nếu vậy thì hành động này không hề đơn giản, phía sau nó hẳn phải có sự góp mặt của không ít quan chức cao cấp.
Ở đây, có thể thấy rõ thực tế, nếu như “hành động gõ cửa” trước Đại hội 19 được thực hiện theo lệnh của Bộ Công an, vậy thì rõ ràng là quan chức cao cấp trong Bộ Công An không thực sự tuân theo chính sách thực thi pháp luật của ông Tập Cận Bình. Rốt cuộc ai là người trong Bộ Công an hạ lệnh này? Đó nhất định không phải là những quan chức bình thường không có vai trò chủ chốt!
Theo tư liệu công khai cho thấy, trong Bộ Công an có một bộ phận quan trọng nhất, gọi là Cục Bảo vệ An toàn Nội bộ, phụ trách công tác an toàn chính trị trong nước, bao gồm thu thập phân tích tình báo, xử lý các sự kiện… Dưới Bộ Công an có các cấp trực thuộc cơ sở như Sở Công an hay Phòng Công an đều có cơ sở của Cục Bảo vệ An toàn Nội bộ, trong đó lại bao gồm cả Phòng 610 các cấp… Ở cấp dưới nữa cũng thiết lập các Chi đội bảo vệ an toàn nội bộ hay Đại đội bảo vệ an toàn nội bộ…
Sau khi ông Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7/1999, từ Bộ Công an cho đến Sở Công an, Phòng Công an cấp tỉnh hay huyện thị đều thiết lập các cơ sở tương ứng của Cục Bảo vệ Nội bộ. Dưới sự chỉ huy của Phòng 610 trung ương mà tiến hành cụ thể chiến dịch bức hại Pháp Luân Công. Nói cách khác, Phòng 610 của Bộ Công an chính là nơi xuất phát ra mệnh lệnh “hành động gõ cửa” lần này.
Bộ trưởng Bộ Công an Quách Thanh Côn, Phó Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Phòng 610 Hoàng Minh, cùng cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Mạnh Kiến Trụ đều là những nhân vật bị tình nghi thuộc phe Giang. Có thông tin rằng ông Quách Thanh Côn có quan hệ thân thích với phe ông Giang Trạch Dân, nhưng trên biểu hiện thì lại là “coi Tập Cận Bình như hạt nhân trung ương”. Ai cũng biết rằng “nói một đằng làm một nẻo” vốn là đặc tính phổ của các quan chức cao cấp của ĐCSTQ và Quách Thanh Côn không hề ngoại lệ. Là nhân vật cao cấp trong ngành công an, ông Quách không thể nào không nhìn ra hình thế đã biến đổi, nhưng vẫn cố ý dung túng cho cấp dưới tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công.
Thứ trưởng Bộ Công an, ông Hoàng Minh cũng được cho là một trong những người kế nhiệm trực tiếp của Chu Vĩnh Khang, đã từng vì người nhà họ Chu mà hỗ trợ không ít tiền bạc, cũng từng đến thăm nom mộ phần tổ tiên nhà họ Chu tại Vô Tích.
Việc Bộ Công an tiến hành “hành động gõ cửa” từ nửa năm về trước cho thấy, Phòng 610 trực thuộc Bộ Công an vẫn không ngừng hoạt động, không ngừng thi hành chính sách đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân, và nội trong bản thân Bộ Công an vẫn có không ít người theo phe Giang. Nhưng dựa trên hình thế trước mắt, nhất là trong 5 năm gần đây hàng loạt quan chức cao cấp lần lượt ngã ngựa, những ai đã hạ lệnh và trực tiếp thực thi “hành động gõ cửa” nên sớm minh bạch quy luật “ác giả ác báo” và lựa chọn một hướng đi đúng đắn cho mình!
Nhà bình luận thời sự chính trị Trung Quốc Lưu Hiểu Huy

Từ khóa: Phap Luan Cong. Có thể tìm hiểu thêm Phap Luan Cong tại http://chanhkien.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét