Sáng ngày 23 tháng 7 năm 2017, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức mít tinh phía trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại London để tưởng niệm 18 năm nỗ lực bền bỉ phản đối cuộc bức hại môn tu luyện Pháp Luân Công. Bấm vào đây.
Các Nghị sỹ đã gửi thư ủng hộ đến buổi mít tinh, lên
án cuộc bức hại và thông lệ thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị cầm
tù được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Pháp Luân Công là một môn tu luyện tinh
thần đã bị bức hại từ năm 1999.
Học viên Pháp Luân Công kháng nghị ôn hòa bên ngoài
Lãnh sự quán Trung Quốc nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại tàn bạo.
Các Nghị sỹ ủng hộ nỗ lực của các học viên và kêu gọi
cộng đồng quốc tế giúp chấm dứt cuộc bức hại
Nghị sỹ Ian Murray
Nghị sỹ Ian Murray đã tuyên bố trong thư rằng cuộc bức
hại này đáng lẽ không nên xảy ra và rằng không thể chấp nhận được khi mà cuộc bức
hại này vẫn đang tiếp diễn. Ông yêu cầu Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách
nhiệm cho những sinh mệnh đã qua đời bởi tội ác thu hoạch tạng, và kêu gọi cộng
đồng quốc tế cùng hành động nhằm chấm dứt bức hại.
Nghị sỹ Chris Law
Nghị sỹ Chris Law cho rằng việc các học viên bị bỏ
đói, đánh đập và bị sốc điện bằng dùi cui điện khi đang bị giam giữ là một sự
vi phạm nhân quyền. Ông đề nghị phương Tây tiếp tục quan tâm đến tình hình của
các học viên.
Theo Nghị sỹ Law, ngày càng có nhiều chứng cứ chắc
chắn cho thấy các học viên đang trở thành nguồn cung cấp tạng không tự nguyện gồm
có thận, gan và tim. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép lên Tổng bí thư của
Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình nhằm đưa những thủ phạm phát động
cuộc bức hại ra công lý.
Nghị sỹ Jim Shannon
Trong thư, Nghị sỹ Jim Shannon gửi lời chia buồn của
ông tới những gia đình đã bị ly tán và những người đã qua đời trong cuộc bức hại.
Ông nói các học viên bị bức hại vì họ tin vào Chân, Thiện, Nhẫn. Ông cũng cáo
buộc ĐCSTQ đã không thể cung cấp được bất kỳ thông tin nào chứng minh rằng hoạt
động thu hoạch tạng từ các tù nhân lương tâm là không tồn tại.
Nghị sỹ Jon Cruddas
Nghị sỹ Jon Cruddas đã sốc khi biết được rằng ĐCSTQ
đã sử dụng các học viên Pháp Luân Công làm nguồn cung cấp tạng và đó là lý do tại
sao các học viên đã bị giết hại ở trong tù. Ông cũng sốc khi biết được rằng hoạt
động buôn bán tạng này đã tạo ra một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Ông nói rằng một
lá gan giá 100.000 bảng Anh và một quả thận giá 48.000 bảng. Ông không muốn người
Anh trở thành nạn nhân của những tội ác như vậy.
Nghị sỹ Daniel Zeichner
Nghị sỹ Daniel Zeichner nói rằng Chính phủ Anh cần
chất vấn Bắc Kinh chi tiết hơn về hoạt động thu hoạch tạng và hãy bắt đầu suy
ngẫm về vai trò của mình trong vấn đề này. Ông cũng đề nghị Chính phủ Anh hợp
tác chặt chẽ với Liên Hợp quốc và bắt đầu tiến hành các cuộc điều tra độc lập về
tội ác này. Ông cho rằng trước khi có được những bằng chứng cho thấy nạn thu hoạch
tạng đã được chấm dứt, Chính phủ Anh nên có biện pháp cấm người dân của mình
sang Trung Quốc để cấy ghép tạng.
Trải nghiệm cá nhân của các học viên Pháp Luân Công
về cuộc bức hại
Tại buổi mít tinh, hai học viên Pháp Luân Công từ
Trung Quốc đã chia sẻ về những lợi ích họ nhận được qua việc tu luyện và những
sự tra tấn mà họ phải chịu đựng trong cuộc bức hại.
Cô Tống Mỹ Anh phát biểu tại buổi mít tinh
Cô Tống Mỹ Anh từng hành nghề luật ở Bắc Kinh và hiện
đang sinh sống tại Anh. Cô nói: “Tôi từng bị mất ngủ, viêm mũi và viêm họng nặng.
Các triệu chứng này đã nhanh chóng biến mất sau khi tôi tu luyện.” Cô nói rằng
sau khi bắt đầu tu luyện, cô trở nên vị tha và tốt bụng hơn và hiện tại cô cảm
thấy rất hạnh phúc và thanh thản.
Theo lời kể của cô, sáng ngày 7 tháng 5 năm 2010 năm
nhân viên cảnh sát đã đột nhập vào nhà và bắt giữ cô. Họ tịch thu các sách và
video Pháp Luân Công để làm chứng cứ cho cái gọi là tội ác của cô. Cô đã bị tra
tấn tại trại cưỡng bức lao động nữ Bắc Kinh trong tám tháng. Cô bị buộc phải ngồi
yên trên một chiếc ghế nhỏ và bị giám sát suốt ngày đêm. Chân cô nhanh chóng bị
sưng phù và phần mông của cô bị nứt toác.
Cô liên tục bị cấm ngủ. Điều đó khiến cô phải chịu đựng
áp lực khủng khiếp về thể chất và tinh thần. Phòng giam của cô lúc nào cũng lạnh
cóng cho dù cô mặc bao nhiêu quần áo đi chăng nữa. Cô cũng không được phép liên
lạc với gia đình.
Ông Kiều phơi bày sự bức hại đối với ông tại buổi
mít tinh
Ông Kiều và vợ đều là học viên. Ông nói rằng vấn đề
tiêu hóa mãn tính của ông đã biến mất sau khi ông trở thành học viên. Qua tu
luyện, hai vợ chồng ông đều trở nên chu đáo và lạc quan hơn.
Tháng 6 năm 2009, các nhân viên Phòng An ninh nội địa
đã đưa hai vợ chồng ông ra khỏi nhà. Hai ông bà đã bị thẩm vấn suốt hơn 70 giờ
đồng hồ trong tư thế đau đớn cùng cực. Sau đó ông bị kết án 3 năm tù. Thời điểm
đó ông đã ngoài sáu mươi tuổi và ông bị bắt phải lao động nặng nhọc suốt cả
ngày, kể cả đào đường. Trong giờ ăn trưa, ông bị bắt đứng úp mặt vào tường
trong khi những người khác thì được nghỉ ngơi.
Ông Kiều nói: “Gia đình tôi không được phép vào thăm
hay gọi điện cho tôi. Hậu quả của việc bị tra tấn là tôi bắt đầu mắc bệnh tiểu
đường trầm trọng. Do biến chứng, thị lực của tôi suy giảm đến mức tôi gần như
không thể nhìn thấy gì. Da tôi bị thương tổn còn chân thì bị lở loét. Các nhà
chức trách không cho tôi đến bệnh viện để điều trị.”
Từ khóa: Phap Luan Cong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét